cc

HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM

12

Kiểu tổ chức: Tổ chức chính trị - xã hội

Thành lập: 06 tháng 12 năm 1989

Trụ sở: Số 34 phố Lý Nam Đế, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Khu vực hoạt động: Việt Nam

Thành viên: 3 triệu

Khẩu hiệu: Bộ đội Cụ Hồ

Trang web: cuuchienbinh.com.vn

 

          Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức xã hội - chính trị của các Cựu chiến binh của Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân du kích trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia qua các thời kỳ, của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Hội Cựu chiến binh là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội.

          Ngày 06/12/1989, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của Cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.

           Điều lệ Hội hiện hành được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 thông qua.

* Lịch sử:

           • Tình hình những năm cuối thập niên 80 thế kỷ trước có những biến động chính trị nhanh, phức tạp; các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, đặc biệt là Liên bang Xô Viết. Trong nước, kinh tế khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, một số phần tử cơ hội ngóc đầu dậy cấu kết với bọn phản động nước ngoài công khai chống phá Đảng, Nhà nước nhân dân ta một cách công khai, quyết liệt đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

           • Năm 1989, Việt Nam rút toàn bộ quân tình nguyện ở Campuchia về nước. Ở biên giới phía Bắc, Trung Quốc thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng, hoà bình thực sự đã trở lại trên toàn cõi Đông Dương. Điều kiện để thành lập một tổ chức thống nhất theo nguyện vọng thiết tha, chính đáng của cựu chiến binh toàn quốc đã chín muồi.

          • Ngày 06/12/1989, căn cứ Tờ trình của Ban Bí thư, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định cho thành lập Hội CCB Việt Nam.

             • Ngày 03/02/1990, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 100-QĐ/TW cho thành lập Hội CCB Việt Nam, chỉ định Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Hội CCB Việt Nam gồm 31 đồng chí, do đồng chí Thượng tướng Song Hào làm Chủ tịch, có nhiệm vụ giúp các tỉnh, thành phố hình thành tổ chức lâm thời, tiến hành kết nạp hội viên và chuẩn bị các văn kiện, nhân sự, dự thảo Điều lệ Hội CCB... để trình Đại hội lần thứ nhất, đồng thời bầu Ban chấp hành Trung ương Hội CCB chính thức.

          • Ngày 24/02/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cho phép thành lập Hội CCB Việt Nam (Giấy phép số 528/NC).

          • Ngày 14/4/1990, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) ra Quyết định số 51-QĐ/MTTQ. Công nhận Hội CCB là thành viên của MTTQVN.

           • Ngày 07/10/2005, Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Cựu chiến binh.

          • Ngày 06/12 là Ngày truyền thống của CCB và Hội CCB Việt Nam.

          Quyết định thành lập Hội CCB Việt Nam là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đáp ứng đòi hỏi khách quan của tình hình cách mạng nước ta trong giai đoạn cách mạng mới. Sự ra đời của Hội CCB Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, đáp ứng với sự mong mỏi, nguyện vọng thiết tha, chính đáng của CCB Việt Nam.

          * Chức năng, nhiệm vụ:

          Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên và Cựu chiến binh. Hội làm tham mưu cho cấp ủy Đảng; làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động hội viên, Cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của cách mạng, của Hội; tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền; giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

           * Hội Cựu chiến binh Việt Nam có nhiệm vụ:

         1. Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhân dân; đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn xã hội; tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định.

          2. Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh; kiến nghị với các cơ quan nhà nước, chính quyền địa sd vun phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến hội viên, Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

         3. Tập hợp, đoàn kết, động viên hội viên và Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Phối hợp với cơ quan quân sự địa phương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các ngành chức năng cùng cấp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tập hợp, động viên Cựu quân nhân tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, ban liên lạc Cựu quân nhân, nhằm tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trong thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của cấp ủy và chính quyền ở cơ sở.

           4. Tổ chức chăm lo, giúp đỡ hội viên và Cựu chiến binh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức hoạt động tình nghĩa để hội viên và Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

          5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên và Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho hội viên và Cựu chiến binh.

        6. Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự địa phương cùng cấp giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.

       7. Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

          8. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây