cc

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kiệt – gương điển hình sử dụng vốn vay hiệu quả

Thứ hai - 05/02/2024 10:07
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 1994 xuất ngũ về địa phương, điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn; từ một hộ gia đình thuộc đối tượng hộ cận nghèo, nhưng với bản chất của người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, sự cần cù, chịu khó học hỏi và ý chí vươn lên làm giàu. Qua nhiều năm cần cù lao động sản xuất, thay đổi nhiều mô hình sản xuất, không có đất canh tác, phải thuê để dựng trại làm nấm rơm nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không cao, sau nhiều đêm trăn trở, suy tính anh mạnh dạng thuê và đổi trên 1,5ha đất sản xuất kém hiệu quả để xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại khép kín. Quá trình hình thành và xây dựng trang trại ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, không có vốn, tình hình hình dịch bệnh, lụt bão xảy ra liên tục, có năm lụt lớn sạt lỡ bờ ao, cá trôi gần như mất trắng.
Trang trại chăn nuôi gà công nghiệp và cá nước ngọt của CCB Nguyễn Văn Kiệt
Trang trại chăn nuôi gà công nghiệp và cá nước ngọt của CCB Nguyễn Văn Kiệt
Nhưng với sự kiên trì và được Ngân hàng CSXH cho vay vốn, anh đã duy trì hoạt động sản xuất trang trại tổng hợp với 02 ao nuôi cá; 02 trại gà từ 7000 - 1000 con/năm và đàn bò 100 con; mỗi năm cho doanh thu khoảng 7 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 10 lao độngthường xuyên và 15-20 lao động thời vụ; lương binh quân từ 6 - 6,5 triệu đồng/người/tháng; cuộc sống gia đình dần ổn định, có điều kiện lo cho gia đình và các con ăn học đến nơi đến chốn.Đó là tấm gương điển hình của hội viên Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kiệt ở thôn Đông Hòa, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn.

Anh tâm sự, những năm 2009 trở về trước kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn, kế sinh nhai chỉ mấy sào ruộng khoán và cái nghề chăn nuôi nhỏ lẻ, lắm rủi ro. Ngày vợ chồng anh ra ở riêng, cha mẹ anh cho miếng đất nhỏ để dựng một căn lều chỉ đủ để chiếc chõng tre. Anh chia sẽ, thời điểm năm 2000 trở về trước, mỗi khi đi chợ mua bó rau muống hay con cá phèn có giá trị từ 3 nghìn đồng trở lên là vợ chồng luôn phải đắn đo.

            Đầu năm 2005, được Hội CCB xã đứng ra tín chấp vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, cộng với số tiền tích góp dành dụm được bấy lâu, anh xây dựng  trang trại theo mô hình V.A.C. Ban đầu trang trại này chỉ có quy mô khoảng 0,5 ha, đến nay quy mô trang trại đã mở rộng lên hơn 1,5ha; với 2 ao nuôi cá, năm đầu tiên nuôi 2 vụ, mỗi vụ thả từ 25 đến 30 nghìn con (chủ yếu là cá trắm cỏ, cá trôi, cá mè, rô phi đơn tính, diêu hồng) thu về 160 triệu đồng, trừ mọi chi phí đầu tư, còn lãi ròng hơn 70 triệu đồng. Từ thành công ấy, những năm qua ngoài việc thường xuyên tìm tòi, học hỏi nhằm nâng cao kỹ thuật chăm sóc, anh tiếp tục đầu tư gia cố trang trại để mở rộng quy mô sản xuất. Tận dụng diện tích ao nuôi cá, anh xây dựng chuồng trại trên mặt ao để nuôi gà. Với cung cách làm ăn này mỗi năm anh đã xuất chuồng 4 lứa gà, mỗi lứa từ 5000-7000 con gà thịt và hơn 10 tấn cá thịt. Sau khi trừ đi các khoản chi phí cho doanh thu cả tỷ đồng.

Không dừng lại ở chuyện nuôi cá, nuôi gà; anh được Trạm Khuyến nông Điện Bàn giúp sức, đưa về 10 con heo nái ngoại thả nuôi theo phương thức bán công nghiệp, mỗi năm đàn nái này cho ra đời khoảng 150-170 con heo con, bán hết ra thị trường anh thu về gần 200 triệu đồng, trong đó tiền vốn bỏ ra cho khâu phối giống, thức ăn, phun tiêu độc chuồng trại... chỉ chiếm chừng phân nửa. Bên cạnh việc sản xuất heo con giống, thời gian qua vợ chồng anh còn đầu tư mạnh cho việc chăn nuôi heo hướng nạc và nuôi  ếch Thái Lan theo mô hình thả lồng. Bình quân mỗi năm trang trại của anh xuất bán 10-12 tấn heo thịtvà thu lời 25-30 triệu đồng từ nuôi ếch; những năm gần đây anh đầu tư nuôi hơn 100 con bò 3B. Tuy nhiên, sau đại dịch Covid – 19 kinh tế khó khăn, giá cả sản phẩm bán ra thấp…nên tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Trại chăn nuôi bò “3B” của CCB Nguyễn Văn Kiệt  thôn Đông Hòa, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn.
 

Không chỉ làm kinh tế giỏi, CCB Nguyễn Văn Kiệt còn là một trưởng thôn gương mẫu, nhiệt tình. Ở làng Đông Hòa này, lâu nay, hễ ai thiếu vốn làm ăn là anh sẵn sàng cho mượn và truyền đạt lại những kinh nghiệm mình có được, nhà nào không may gặp rủi ro, hoạn nạn, anh không ngần ngại chi tiền hỗ trợ. “Bây giờ công việc đầu tư kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, có thu nhập trang trải cho gia đình nên tôi không thể nào quên những tháng ngày đầy gian khó. Bởi vậy vợ chồng tôi sẵn sàng giúp đỡ cho những ai gặp phận nghèo như mình trước đây”. CCB Nguyễn Văn Kiệt tâm sự.

  Với những hiệu quả đem lại từ mô hình gia trại chăn nuôi tổng hợp, Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kiệt là một điển hình trong phong trào Cựu chiến binh sản xuất - kinh doanh giỏi, nhiều năm liền được công nhận là hội viên Cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh và cấp Trung ương. Là tấm gương điển hình về vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng vốn vay đúng mục đích và phát huy tốt hiệu quả.

Tác giả bài viết: Bùi văn Trí - Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây