cc

Người lính trở về và những giọt máu hồng

Thứ hai - 26/08/2024 08:03
Tháng 4 năm 2001, anh Bùi Đức Trung, hội viên CCB phường Cẩm Châu, thành phố Hội An hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngủ về địa phương và được UBND phường Cẩm Châu tiếp nhận vào làm việc. Kể từ đó, cứ đều đặn mỗi năm 2 lần, anh đều có mặt tại các điểm hiến máu nhân đạo do Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hội An tổ chức.
Cựu chiến binh Huỳnh Thị An, thành phố Hội An tham gia hiến máu tình nguyện
Cựu chiến binh Huỳnh Thị An, thành phố Hội An tham gia hiến máu tình nguyện

Biết mình có nhóm máu O, nhóm máu quý có thể truyền cho nhiều người nên anh chẳng nề hà, chẳng phải đợi người ta xin cho máu. Cứ mỗi dịp hiến máu tình nguyện, Hội chữ thập đỏ phường Cẩm Châu gọi điện thông báo là anh có mặt đúng giờ. Suốt thời gian công tác tại UBND phường với con số 28 lần liên tiếp cho đi những giọt máu quý hiếm của mình. Bên cạnh việc hiến đi những giọt máu của mình, trên cương vị là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường, anh Trung còn làm tốt công tác vận động cán bộ, hội viên tham gia hiến máu. “Xác định hiến máu cứu người ngay trong suy nghĩ và hành động của mỗi chúng ta", là lực lượng xung kích đi đầu, những năm qua Hội CCB phường đã luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên có sức khoẻ tốt và đoàn viên, thanh niên tham gia hiến máu, phong trào thực sự đã lan tỏa, có rất nhiều thanh niên hăng hái tham gia hiến máu”. Anh Trung chia sẻ.
Thời gian qua, cả nước xuất hiện nhiều câu chuyện cảm động về việc hiến mô, tạng của những người không may mắc bệnh nan y hoặc rủi ro tai nạn không thể tiếp tục duy trì cuộc sống, đã lan tỏa thành phong trào có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, được nhiều đăng ký thực hiện theo. Việc cứu sống những người đang chờ mòn mỏi việc cấy, ghép tạng để tiếp tục sống đã gửi gắm thông điệp đầy yêu thương trong cuộc sống, đó là: “Cho đi là còn mãi”. Đời người dù dài hay ngắn, dù chỉ sống trong phút giây nhưng nếu trao sự sống cho người khác thì dù không còn trên cõi đời này nữa, họ vẫn sống mãi trong lòng người ở lại.

Cựu chiến binh Bùi Đức Trung chia sẻ: “trên thực tế, một người hiến tạng có thể cứu sống không chỉ một người, nhiều cuộc đời tưởng chừng như khép chặt lại được mở ra. Câu chuyện cảm động của bé Hải An hiến giác mạc gây xúc động cho toàn xã hội, đã thôi thúc nhiều người hiến tặng mô, tạng; hay là mới đây, câu chuyện xúc động của anh Dương Hồng Quý - nam bệnh nhân chết não đã hiến mô, tạng cứu sống 06 bệnh nhân. Và hình ảnh thực tế người thân, bạn bè, hàng xóm của mình:  anh Phạm Minh Thịnh sinh năm 1992 ở khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu bị suy thận vất vã chờ 2, 3 năm mới có người cho thận phù hợp để ghép thành công”.

Tính mạng người là rất quý, nhưng một khi không thể duy trì được sự sống thì hiến mô, tạng cho người sống còn quý hơn trăm lần, vạn lần. Việc hiến tạng lúc này không chỉ là việc giúp người mà là việc cứu sống được một mạng người hay có thể nhiều mạng người. Vì vậy, việc hiến mô, tạng sau khi qua đời là việc làm ý nghĩa nhất, nhân văn nhất. Lúc này, sự ra đi của những người hiến mô, tạng không còn là hư không, vô nghĩa mà bởi từ cái chết này, sự ra đi này mà một sự sống khác được hồi sinh, là sự sống được sẻ chia; Sự “cho đi và còn mãi” của họ sẽ trở thành động lực để những người sống học tập, làm theo - đúng theo ý nghĩa của Chương trình “Khi sự sống được sẻ chia” của Bộ Y tế, chuyển tải sâu rộng ý nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả của việc hiến tặng mô, tạng cứu người như một nghĩa cử cao đẹp, một biểu tượng của lòng nhân ái vì con người.

Sáng 19/5/2024, tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát động phong trào “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi”; cùng các đại biểu đăng ký hiến tặng mô tạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát động phong trào “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi”

“Và hình ảnh vô cùng lan toả từ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, bản thân tôi, và từ nhiều câu chuyện cảm động của những người hiến tạng để cứu sống tính mạng người khác, qua thời gian đấu tranh tư tưởng cũng như thuyết phục gia đình về việc ý nghĩa của hiến mô, tạng là việc giúp cho cái chết trở thành món quá quý giá cho cuộc sống, ngày 07/6/2024 tôi đã thực hiện được việc đăng ký tình nguyện hiến mô, tạng sau khi chết”. Cựu chiến binh Bùi Đức Trung chia sẻ.

Sau đăng ký anh cho biết suy nghĩ về việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi qua đời, CCB Bùi Đức Trung nói thêm: “Sau khi từ trần ai cũng sẽ trở về với đất. Được sự vận động của Hội Chữ thập đỏ phường Cẩm Châu; tôi bỏ qua suy nghĩ chết không toàn thây, mà hy vọng sẽ dành một ít bộ phận thân xác của mình, để góp phần kéo dài sự sống cho mọi người, đang từng ngày trông chờ sự hiến tặng của những người tình nguyện. Về động viên vợ, con và gia đình mọi người đều đồng thuận chấp nhận, nên tôi đã đăng ký hiến mô, hiến tạng sau khi qua đời. Tôi vui mừng và mong muốn được thực hiện di nguyện này”.

Với việc làm vô cùng ý nghĩa và đầy tính nhân văn của CCB Bùi Đức Trung, việc làm có ý nghĩa cao đẹp ấy, đồng chí đã được cấp uỷ, chính quyền địa phương khen ngợi, Nhân dân và đồng đội ủng hộ, làm theo. Qua đây, hy vọng, mỗi người trong chúng ta cần tìm hiểu nhiều hơn về việc hiến máu và đăng ký hiến tạng sau khi chết để cứu những người cần sống và họ sẽ thay ta giúp ích cho đời./.

Tác giả bài viết: Trương Thanh Xuân - Hội CCB thành phố Hội An

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây