Sinh thời Bác Hồ rất coi trọng, biểu dương gương người tốt, việc tốt. Bác dạy: “Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau, lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn”. Đó cũng “là cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Trong giới hạn bài viết này, tôi chỉ xin được chắp nhặt, gom góp lại những thông tin về một tấm gương Người tốt - Việc tốt điển hình trong hơn 120 gương Người tốt - Việc tốt của thôn nhà trong những năm qua để làm nổi bật lên một người Cựu chiến binh“Tuổi cao - gương sáng - chí càng cao”; từ đó nhân rộng, tuyên truyền nhằm hưởng ứng phong trào Thi đua yêu nước của thôn nhà. Mới năm nào những lời tri ân, lời tuyên dương tốt đẹp và lời thăm hỏi ân cần, sự ghi nhận của tổ chức đối với Bác Võ Bá Cường, sinh năm 1928, cư ngụ tại tổ 7, thôn Đông Bình, xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Quá trình công tác bác tham gia Chi hội Nông Dân (1980-1985; 2001-2006); đội sản xuất (1980-1985); tổ đoàn kết (1996-1999) và Ban tranh tra nhân dân 8 năm liền. Tôi vẫn thấy bác ngày ngày có mặt đúng giờ nhất trong hầu hết cuộc họp, hội nghị mà thôn, Chi hội Cựu chiến binh tổ chức, vì vậy có thể nói, tôi khá quen với khuôn mặt có làn da trắng, nét chân chim xung quanh vòm mắt, vầng trán cao và đặc biệt tôi chú ý nhất là ở đôi mắt của bác, ở đôi mắt ấy, tôi thấy ánh lên nét cương nghị, bộc trực dù giờ đôi mắt ấy đã hơi đượm sương mờ vì tuổi tác, vì thời gian. Có lần, tôi hỏi thăm và chuyện trò cùng bác, tôi thấy bác rất tự hào, rất vui vẻ và rất hồ hởi mà khoe với tôi sau ngần ấy năm công tác ở địa phương, thành quả mà bác gặt được là Huân chương kháng chiến hạng 3; Huy hiệu 20 năm xây dựng quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng, kỷ niệm chương địch bắt tù đày; kỷ niệm chương vì giai cấp Nông Dân Việt Nam và nhiều bằng, giấy khen khác. Năm 2017 hưởng ứng phòng trào dồn điền đổi thửa, bác vận động bà con trong thôn hiến đất trồng cây lâu niên gò đồi để xây dựng đồng lúa bạc ngàn cho quê hương, bản thân bác hiến 175m2 đất trồng cây lâu niên. Suốt trong 15 năm qua cứ 04 giờ 20 phút sáng hằng ngày, bác dậy tay cầm cây gậy cứ thế đi bộ từ nhà vào đến chợ, đi theo đường chính về trường mẫu giáo Sao Mai thôn Đông Xuân, vòng về nhà bác đoạn đường dài khoản 03,5 km, không kể trời nắng hay mưa, cứ mỗi tháng 30 ngày, năm 365 ngày. Tôi đều gặp bác đi bộ để rèn luyện sức khỏe, tôi chào bác, bác luôn cười tươi vui vẻ, bác trả lời lão Sáu hởi. Đặt biệt là khi có những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra trong tổ, trong dòng họ bác đứng ra làm công tác hòa giải, những bất đồng trong cuộc sống hằng ngày của gia đình, làng xóm, dòng tộc, được bác thuyết phục bà con nghe theo, từ đó chuyển biến có hiệu quả. Đến khi tôi đặt yêu cầu cho tôi được viết về bác làm một bài tuyên truyền được không, bác cười xòa khoe hàm răng sún rất đẹp lão mà nói với tôi rằng, có viết thì viết về tổ, thôn của bác, chứ đừng viết về bác làm gì, bác có gì đâu mà viết…. Bác Cường là thế đấy, giản dị và gần gũi và đặc biệt là rất ít khi nói về mình.Bác Cường làm công tác hòa giải
Cũng từ ngày bác vào Hội Cựu chiến binh đến nay, bác như một chiếc cầu nối bắt nhịp cho chính quyền thôn đến gần hơn với bà con nhân dân tổ 7. Và ngược lại, cũng là một cánh tay giúp thôn Đông Bình tích cực tham gia và chủ động hưởng ứng rất nhiều phong trào, mục tiêu mà Đảng ủy, UBND xã đã đề ra nhiều năm liền. Dễ thấy nhất là ở thôn của bác người Cựu chiến binh gương mẫu trong cuộc sống cùng với thôn vận động bà con nhân dân đóng góp quỹ chuyên dùng, thuế đất phi nông nghiệp rất đầy đủ và nhiều năm liền đều đạt 100%. Và mọi nguyện vọng, tâm tư của bà con ở tổ 7 đều được bác chuyển tải trọn vẹn, theo dõi và đôn đốc bà con tổ 7 thực hiện nghiêm túc, kể cả những ngày mưa giá rét, bác vẫn kiên mẫn cặm cụi đạp xe lên Chi hội Cựu chiến binh hỏi thăm vấn đề của Hội viên đã giải quyết chưa, có câu trả lời thỏa đáng rồi thì bác mới yên lòng mà ra về, bác nói bác không muốn phụ lòng tin của người Cựu chiến binh.
Bác Cường rửa chén sau bữa cơn trưa và chăm sóc vườn hoa cây cảnh
Các cuộc vận động, các chủ chương, các phong trào của thôn, của Chi hội Cựu chiến binh đều được bác nghiên cứu tỉ mĩ, có thắc mắc là bác hỏi ngay đến cán bộ phụ trách để làm sao thực hiện cho có hiệu quả và thiết thực nhất, sao cho bà con dễ nghe, dễ hiểu, dễ đồng cảm và chia sẽ cùng với những vấn đề chung, vấn đề khó khăn của Đảng và chính quyền thôn, xã. Bác rất nhiệt tình đến từng hộ gia đình hội viên. Kể cả đến vận động tiết kiệm điện trong sinh hoạt hằng ngày thì qua cách tuyên truyền, nhắc nhở của bác vẫn làm bà con vui vẻ, quyết tâm hưởng ứng, ở tổ 7 có người Cựu chiến binh gương mẫu, cần mẫn như thế. Tương tự như thế, có hội viên còn nói vui rằng không biết bác Cường tuyên truyền sao mà hay quá đến nổi phải vét sạch tiền trong ví để ủng hộ đồng bào gặp hoạn nạn khó khăn.
Nếu kể về bác Cường, nói về bác Cường thì còn nhiều, nhiều việc để kể lắm, tuy nhiên để giữ lời hứa với bác, chỉ viết về tổ 7, thôn nơi bác “công tác” thôi, nên xin chỉ nêu đơn cử những nét nổi bật nhất ở người Cựu chiến binh. Những người tôi tin rằng, một ngọn nến dù có cháy sáng rực rỡ như thế nào đi chăng nữa trong đêm thì ánh sáng của ngọn nến luôn nằm trong một hạn định.
Gương Người Tốt - Việc Tốt là như thế ấy, nếu như bác Cường chỉ là một ngọn nến đơn thuần đang cháy mà không truyền được cảm hứng, không truyền được ngọn lửa, không chia sẽ, đồng cảm được với cái Tâm, cái Tầm của một nhân cách sống cao đẹp cho những người Cựu chiến binh cần, cần lắm, những tấm gương sáng như thế giữa đời thường, giữa mùa xuân bất tận của quê hương, đất nước./.