Đi lên từ phát triển mô hình sản xuất Phở sắn
Ở thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn ai cũng biết Cựu chiến binh Trương Đăng Nhẫn (Tổ trưởng Làng nghề Phở Sắn). Tháng 3/1973 anh là chiến sỹ liên lạc thuộc Du kích B xã Sơn Thành. Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, từ tháng 4/1975 đến năm 1985 làm kế toán và cấp phát lương thực tại Sơn Thạch điểm Bằng Thùng (Quế Phong cũ), sau đó được đi học lớp Trung cấp kế toán và đuwocj về làm kế toán tại cửa hàng Trung Phước, Phòng Lương thực huyện Quế Sơn. Do điều kiện gia đình quá khó khăn, anh xin nghỉ công tác hưởng chế độ 01 lần, lúc bấy giờ cuộc sống của anh gặp rất nhiều khó khăn, mọi chi phí sinh hoạt của gia đình hoàn toàn trông chờ vào thu nhập bấp bênh từ thu nhập sản xuất nông nghiệp nhỏ. Với bản chất và niềm đam mê đồng ruộng của người nông dân, nhờ thay đổi nhận thức, thói quen trong sản xuất nông nghiệp, anh cùng với gia đình bắt đầu chuyển sang làm Phở sắn thủ công thuộc làng nghề Phở sắn TDP Thuận An, thị trấn Đông Phú; năm 2012 được Trung tâm khuyến nông và tư vấn công nghệ Quảng Nam phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Quế Sơn hỗ trợ thiết bị công nghệ, tạo hình bán tự động cho sợi phở làm thí điểm nhân rộng làng nghề gồm hơn 10 hộ sản xuất. Cựu chiến binh Trương Đăng Nhẫn đã vay 100 triệu từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH huyện từ nguồn vốn vay cận nghèo để nâng cấp thiết bị theo mô hình bán tự động và phát triển sản xuất Phở sắn; đến năm 2014 sản phẩm Phở sắn Đông Phú của hộ sản xuất Trương Đăng Nhẫn (Tổ trưởng Làng nghề Phở Sắn) được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, mỗi ngày trung bình sản xuất được hơn 60kg phở sắn bán cho các tiểu thương. Doanh thu 1,5 tỷ đồng, lợi nhuận 500 triệu đồng, bình quân thu nhập 8-10 triệu/lao động. Được Hội CCB và Ngân hàng CSXH huyện ghi nhận là một tấm gương điển hình về sử dụng nguồn vốn vay chính sách để thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng.
Anh Trương Đăng Nhẫn cho biết: Để có kết quả như vậy là nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự cố gắng nỗ lực của gia đình. Quá trình phát triển sản xuất phải theo đúng quy trình và có niềm đam mê, đồng thời được sự giúp đở về thiết bị và kỷ thuật của Trung tâm khuyến nông và Phòng Kinh tế hạ tầng; đặc biệt được sự động viên khích lệ về tinh thần của Hội CCB huyện và sự quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền địa phương nên Hợp tác xã hoạt động mang lại thu nhập và hiệu quả kinh tế cao.Tác giả bài viết: Bùi Văn Trí - Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn